Khi nhắc về trang phục cho thời trang Thu - Đông, chắc hẳn mỗi người phải có ít nhất 1 chiếc áo hoodie trong tủ đồ của mình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sự ra đời của chiếc áo "quốc dân" này lại được lấy cảm hứng từ trang phục của các tu sĩ?

Như chúng ta đã biết, Hoodie là những chiếc áo được thiết kế với kiểu dáng rộng rãi, mang đến sự thoải mái cho người mặc, áo thường có độ dài ngang hông và được may với phần mũ có thể trùm qua đầu hoặc để phía sau vai, áo tay dài được bo ở phần cổ tay và một chiếc túi lớn được may ở trước bụng áo. Hoodie hiện đại được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau, nhưng cho đến nay, chất liệu phổ biến nhất vẫn là vải nỉ.
Nhiều người cho rằng, nước Mỹ là cội nguồn của những chiếc áo Hoodie, bởi tại thời điểm ra đời và trở nên phổ biến, những chiếc áo áo này đã rất được tầng lớp lao động, công nhân ưa chuộng. Một phần bởi vì những chiếc hoodie khi ấy rất dày dặn, lại có mũ cùng các phần bo gọn gàng ở cổ tay và bụng nên có thể giúp họ giữ ấm qua nhiệt độ lạnh giá âm độ của mùa đông ngoại ô New York.

Những chiếc hoodie "đời đầu"
Đến những năm 1930, Hoodie đã được các nhà thiết kế biến hóa chúng để trở thành một loại trang phục phổ biến hơn. Chiếc hoodie đầu tiên ra đời bởi một công ty may mặc có tên Champion. Được mặc bằng cách chui đầu và được sử dụng phổ biến cho các vận động viên đấu giải.
Bước vào giai đoạn những năm 1970, chiếc áo hoodie dường như trở thành “một người nghệ sĩ mới” trên sân khấu thời trang, giải trí với lượng khán giả đông đảo là đối tượng giới trẻ, tầng lớp sinh viên, các nghệ sĩ underground, … Văn hóa hiphop và underground chính là bệ phóng đưa hình ảnh chiếc áo hoodie trở nên “một xương một thịt” với giới trẻ thời bấy giờ. Các nghệ sĩ graffiti, các rapper, giới trẻ yêu mến underground,… đã nhanh chóng khoác trên mình chiếc áo hoodie như một nét đặc trưng gắn với phong cách thời trang hiphop. Bên cạnh đó, chiếc áo hoodie còn là tín hiệu để những hội nhóm underground và người trẻ cùng tần số dễ dàng nhận diện nhau.
Đặc biệt, một cột mốc không thể quên đánh dấu sự nổi tiếng của những chiếc áo hoodie khi ấy, đó là sự xuất hiện mang tính biểu tượng của nó trong bộ phim bom tấn Rocky.

Đồng thời, hoodies bắt đầu nổi lên trong văn hóa Geek khi Mark LoGiurato giới thiệu chúng tại các công ty như Công ty cung cấp phần mềm. Sự gia tăng của hoodies với logo trường đại học bắt đầu trong khoảng thời gian này.
Đến thập niên 90, áo hoodie chính thức được công nhận là một sản phẩm thời trang riêng biệt. Sự phổ biến của từ Hoodie từ những ngày này cũng bắt đầu được đại chúng biết đến rộng rãi. Những người thanh niên trượt ván hoặc lướt sóng đã mặc hoodie và truyền bá xu hướng khắp miền tây Hoa Kỳ, đáng kể nhất là ở bang California.
Ngoài ra, Ralph Lauren (Thương hiệu thời trang cao cấp Ralph Lauren) cũng góp phần làm nổi chiếc áo hoodie này. Như việc cty đã sử dụng hoodie làm yếu tố chính cho nhiều bộ sưu tập của họ trong những năm 1990.
Đến nay, áo Hoodie là item “quốc dân” dành cho bất kỳ ai bởi nó dễ mặc và dễ tạo nên cá tính: phù hợp là trang phục dạo phố, đi chơi, đi học hay các hoạt động ngoài trời. Những thiết kế hoodie hiện đại không còn là mẫu áo dày dặn chỉ dùng để mặc cho mùa đông, các biến thể của Hoodie như hoodie tay ngắn, những thiết kế hoodie với layers hoặc áo jacket khoác ngoài dần ra đời khiến các tín đồ của dòng áo hoodie nay có thêm nhiều sự chọn lựa.

Alan Walker trong chiếc hoodie tối màu quen thuộc.
Cùng với nhiều thể loại trang phục khác như chiếc quần jeans, hay áo khoác bomber, … hoodie đã thành công khi khẳng định được vị thế của chính mình trong lòng các tín đồ thời trang đích thực. Dĩ nhiên, dòng trang sử gắn liền với chiếc áo hoodie không chỉ tạm dừng lại ở những năm 2020 bởi không có bất kỳ thể loại trang phục nào có thể thay thế được chiếc áo hoodie.
Và nếu bạn là một tín đồ đích thực của dòng trang phục Hoodie, đừng quên tìm cho những chiếc chiếc hoodie chính hiệu M.L.B của Mỹ đến từ Nhà Cừu nhé. Chúng tớ sẽ dành cho bạn những ưu đãi bất ngờ và "bảo hành" áo trong vòng 1 tháng luôn nhé.